Phân loại Nhập khẩu Nhập_khẩu

I/ Các loại hình nhập khẩu chủ yếu:

1.  Nhập khẩu trực tiếp:

-Theo cách thức này, bên mua và bên bán trực tiếp giao dịch với nhau, việc mua và việc bán không ràng buộc nhau. Bên mua có thể chỉ mua mà không bán, bên bán có thể chỉ bán mà không mua. Hoạt động chủ yếu là doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hàng hoá, vật tư ở thị trường nước ngoài đem về tiêu thụ ở thị trường trong nước. Để tiến tới ký kết hợp đồng kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu nhập khẩu vật tư, thiết bị trên thị trường nội địa, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả, đàm phán kỹ lưỡng về các điều kiện giao dịch với bên xuất khẩu, thực hiện theo hành lang pháp lý quốc gia cũng như thông lệ quốc tế.

- Đặc điểm: Được tiến hành một cách đơn giản. Bên nhập khẩu phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng và thực hiện theo đúng hợp đồng, phải tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí giao dịch, nghiên cứu, giao nhận,… cùng các chi phí có liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, thuế nhập khẩu…

 (Các loại nhập khẩu)

2.  Nhập khẩu ủy thác:

-Theo quyết định số 1172/TM/XNK ngày 22/9/1994 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành” Quy chế XNK uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước” được định nghĩa như sau:

Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức nhận làm dịch vụ nhập khẩu. Hoạt động này được làm trên cơ sở hợp đồng uỷ thác giữa các doanh nghiệp phù hợp với những quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

Như vậy, hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được hình thành giữa các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu một loại vật tư, thiết bị nào đó nhưng lại không được phép nhập khẩu trực tiếp hoặc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng, thực hiện thủ tục uỷ thác nhập khẩu cho doanh nghiệp có chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng uỷ thác thương lượng đàm phán và ký kết hợp đồng uỷ thác. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành làm các thủ tục nhập khẩu và được hưởng phần thù lao gọi là phí uỷ thác.

-Đặc điểm: Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng nhập, giá trị hàng nhập chỉ được tính vào kim ngạch XNK không được tính vào doanh thu. Khi nhận uỷ thác phải làm hai hợp đồng: Một hợp đồng mua bán hàng hoá, vật tư với nước ngoài và một hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác ở trong nước.

(Các loại nhập khẩu)

3. Nhập khẩu tái xuất:

-Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất, nhưng đều thống nhất một quan điểm về tái xuất là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây được nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Có nghĩa là tiến hành nhập khẩu không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.

-Đặc điểm:

+Doanh nghiệp tái xuất phải tính toán toàn bộ chi phí nhập hàng và xuất hàng sao cho thu hút được lượng ngoại tệ lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra.

+Doanh nghiệp tái xuất phải tiến hành hai loại hợp đồng: Một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu nhưng không phải nộp thuế XNK.

+Doanh nghiệp tái xuất được tính kim ngạch trên cả hàng tái xuất và hàng nhập, doanh số tính trên giá trị hàng hoá tái xuất do đó vẫn chịu thuế.

+Hàng hoá không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà có thể chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu theo hình thức chuyển khẩu, nhưng tiền phải do người tái xuất trả cho người nhập khẩu và thu từ người nhập khẩu.

(Các loại nhập khẩu)

II/ Một số loại hình nhập khẩu khác:

1.    Nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu).

(Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu (2015))

2.    Nhập kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu).

 (Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu (2015))

3.    Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại.

 (Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu (2015))